Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Tìm hiểu các cơn đau khi mắc bệnh xương khớp

Các cơn đau khi mắc bệnh xương khớp chính là yêu cầu cấp bách nhất cần được giải quyết của bệnh nhân. Tùy theo nguyên nhân mà tính chất đau có thể khác nhau, có thể phản ánh một bệnh lý thông thường nhưng đôi khi báo hiệu một bệnh cảnh nặng nề.

Đối với bệnh xương khớp thì hầu như ai mắc phải cũng có thể nhận biết qua các cơn đau vì vậy nên khi bạn xảy ra một cơn đau ở trên người hoặc đau ở một vùng cơ xương nào đó thì việc đầu tiên người bệnh nên làm là nghỉ ngơi, không nên tác động vào nó. Biểu hiện đau thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp.

Trong những bệnh về cơ xương khớp, người ta phân loại đau làm hai nhóm. Đó là đau kiểu cơ học – đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi và đau kiểu viêm – nghĩa là đau chủ yếu khi nghỉ ngơi, đôi khi làm bệnh nhân đang ngủ phải thức giấc vì đau.

Đau kiểu cơ học do vận động thường là triệu chứng gợi ý của các bệnh do thoái hóa hay do chấn thương, thường xuất hiện vào ban ngày, khi người bệnh cử động. Bệnh nhân càng sử dụng phần cơ thể bị bệnh thì lại càng thấy đau hơn.

Tìm hiểu các cơn đau khi mắc bệnh xương khớp
Tìm hiểu các cơn đau khi mắc bệnh xương khớp

Những bệnh xương khớp thường gặp gây đau kiểu cơ học là loãng xương và biến chứng, hoại tử xương, thoái hóa khớp, bệnh lý gân và dây chằng, hội chứng loạn dưỡng đau. Viêm khớp gối sau sinh http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-goi-sau-sinh.html

Đi kèm với triệu chứng đau còn có các biểu hiện của hiện tượng viêm là các dấu hiệu sưng – nóng – đỏ. Bệnh nhân còn có thể có triệu chứng cứng khớp vào sáng sớm, khi thức dậy và kéo dài nhiều giờ. Đây thường là biểu hiện của tình trạng viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính.

Đối với những cơn đau về đêm thì bệnh nhân nên lưu ý là những cơn đau dữ dội về đêm, đôi khi không thuyên giảm dù cho đã được điều trị tích cực có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính. Những bệnh xương khớp thường gặp gây đau kiểu này là nhiễm trùng xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do gout, thấp khớp cấp, hội chứng loạn dưỡng đau.

►Xem thêm: Viêm cơ cốt hóa

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Cách điều trị viêm cơ cốt hóa

Nguyên nhân của viêm cơ cốt hóa còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, có thể bệnh xuất hiện sau chấn thương gây ra khối máu tụ ở phần mềm nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không có tiền sử chấn thương…

Viêm cơ cốt hóa là sự hình thành dạng xương trong cơ, là một rối loạn hiếm gặp liên quan đến quá trình canxi hóa bất thường ở mô mềm. Thường gặp ở cánh tay hoặc cơ tứ đầu đùi.

Điều trị viêm cơ cốt hóa còn gặp khó khăn, chưa có phác đồ điều trị thống nhất cho bệnh lý này. Hiện nay, cần phải có nghiên cứu sâu hơn về chẩn đoán và điều trị hiệu quả viêm cơ cốt hóa.

Tự nhiên xuất hiện đau, không có triệu chứng của bệnh lý khớp cũng như nhiễm khuẩn tại chỗ, ở bệnh nhân trên, tự nhiên xuất hiện đau ở 1/3 trên ngoài đùi trái, đau tăng lên trong 3 tuần đầu.

Cận lâm sàng

Chụp cắt lớp vi tính: Cho thấy hình ảnh đặc hiệu viêm cơ cốt hóa điển hình ở vùng cơ rộng và khối tổn thương chưa hình thành tủy xương hoặc vỏ xương bất thường.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho thấy hình ảnh khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn tiến trển và dạng mô học của tổn thương. Giai đoạn đầu, hình ảnh T2W cho thấy khối “u” không đồng nhất với mật độ cao ở trung tâm. Giai đoạn muộn hơn, cốt hóa ở ngoại vị trở nên đặc hiệu hơn và trên hình ảnh T2W cho thấy một vùng đậm đặc có bờ viền mỏng bao quanh

Về mô học: Cần chẩn đoán phân biệt với u xương ác tính và giả u xương sợi ở các ngón, đó là:

Viêm cơ cốt hóa thường cho thấy một kiểu phân vùng điển hình, với một lõi nguyên bào sợi và một vùng cốt hóa rộng ở ngoại vi trong khi phần lõi có xu hướng cho thấy các tế bào sợi sắp xếp một cách lỏng lẻo và không có dạng tế bào điển hình.

Cách điều trị viêm cơ cốt hóa
Cách điều trị viêm cơ cốt hóa

Ung thư xương: Thấy có sự tăng trưởng mất trật tự với một hình ảnh chia vùng ngược lại. Ở phụ nữ xương hoặc sụn chưa trưởng thành được thấy ở vùng ngoại vi và giải xương trưởng thành thấy ở vùng trung tâm và cũng thấy các tế bào tăng sinh với hình ảnh tể bào ác tính.

Hiện nay tài liệu đề cập toàn diện về điều trị viêm cơ cốt hóa còn ít và chưa thống nhất.

Theo các tài liệu kinh điển, điều trị viêm cơ cốt hóa tập trung giải quyết: làm giảm xuất huyết, nghỉ ngơi, bất động, chườm đá, đặt cao chân, dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Không điều trị bằng nhiệt, siêu âm kéo dài, xoa bóp, làm căng cơ và vận động mạnh để tránh gây thêm chảy máu, như vậy sẽ làm tăng nguy cơ phát triển cốt hóa. 

Điều trị trước hết và cơ bản là bảo tồn, cho đến khi sự canxi hóa bớt dần, các triệu chứng thuyên giảm, khi đó có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ, tuy nhiên thành công của phẫu thuật còn hạn chế.

Nếu cắt bỏ sớm khi khối cốt hóa chưa trưởng thành thì nhiều khả năng sẽ phát triển trở lại. Vì vậy hầu hết các phẫu thuật viên phải đợi từ 6 – 12 tháng mới có thể xem xét loại bỏ.

Phương pháp điều trị bằng điện di ion axit axetic:

– Điện di dung dịch axit acetic 2% với dòng điện một chiều 4 mA trong 20 phút.

– Xung siêu âm cường độ 1,5W/cm2 trong 08 phút.

– Vận động nhẹ nhàng trong 05 phút trong giới hạn không gây đau.

Thời gian điều trị: 3 lần/tuần x 3 tuần liên tiếp.

Phương pháp điện di thuốc: là phương pháp dùng dòng điện một chiều để di chuyển một số ion thuốc điều trị vào cơ thể hoặc lấy các ion thuốc có hại ra khỏi cơ thể.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Cách điều trị loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ nguyên phát: loạn trương lực không đi kèm các bất thường thần kinh, xét nghiệm, hoặc các bất thường về hình ảnh. Khởi phát và tiến triển của các triệu chứng từ từ và thường không có tư thế cố định. Tuy nhiên, đôi khi có thể có hiện tượng co rút ở vùng bị loạn trương lực cơ lâu ngày, đặc biệt là trong trường hợp loạn trương lực cơ hiện diện cả khi nghỉ ngơi lẫn khi vận động.

Loạn trương lực cơ thứ phát: liên quan đến một nguyên nhân mắc phải đã được biết đến hoặc có kèm các dấu hiệu thần kinh khác như yếu cơ, co cứng, mất thăng bằng, cử động bất thường ở mắt, bất thường võng mạc, suy giảm nhận thức, hoặc co giật. Loạn trương lực cơ thứ phát thường phát sinh từ một bệnh thái cụ thể, chẳng hạn như ngạt chu sinh, đột quị não, chấn thương, do dùng một số loại thuốc

Levodopa: Có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ đáp ứng dopa (dopa-responsive dystonia - DRD).

Thuốc kháng cholinergic: Một số nghiên cứu cho rằng thuốc kháng cholinergic có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ cục bộ và toàn thể.

Tetrabenazine: Bằng chứng từ các thử nghiệm nhỏ và báo cáo hàng loạt trường hợp cho thấy tetrabenazine là có lợi ở những bệnh nhân có nhiều rối loạn vận động tăng động, bao gồm loạn trương lực cơ.

Thuốc khác: Clonazepam, baclofen, zolpidem, và thuốc chẹn thụ thể dopamine đã được sử dụng để điều trị loạn trương lực cơ, nhưng bằng chứng về hiệu quả là rất ít.

Cách điều trị loạn trương lực cơ
Cách điều trị loạn trương lực cơ


Botulinum toxin A

Là một chất độc thần kinh mạnh sản xuất bởi vi khuẩn Botulinum clostridium, gây yếu cơ khu trú.

Tiêm độc tố Botulinum có lợi cho khoảng 50-85% bệnh nhân bị loạn trương lực cơ cổ và co giật nửa mặt. Nó cũng được xem như là lựa chọn điều trị cho rối loạn phát âm dạng co thắt (ví dụ, loạn trương lực cơ thanh quản), loạn trương lực cơ chân tay, và loạn trương lực cơ lưỡi- miệng- hàm. Nguyên nhân viêm khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/nguyen-nhan-viem-khop-goi.html

Phục hồi chức năng

Được chỉ định cho: vẹo cổ co cứng, co cứng bàn tay viết văn, loạn trương lực cơ cục bộ khác, loạn trương lực cơ toàn thân.

Phẫu thuật

Hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Có thể áp dụng cho một số loại như:

Loạn trương lực cơ cục bộ. Loạn trương lực cơ toàn thân.  Kích thích nhân cầu nhạt hai bên. Chỉ định còn hạn chế: loạn trương lực cơ tiên phát, loạn trương lực cơ thứ phát, loạn trương lực cơ cục bộ hoặc theo phân đoạn.

►Xem thêm: Đau xương cụt

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tìm hiểu triệu chứng của đau xương cụt

Người bệnh khi bị đau xương cụt thì thường có cảm giác đau nhức hoặc đôi khi là đau nhói ở vùng mông, hông. Khiến cho người bệnh không chỉ có cảm giác khó chịu mà còn bất tiện trong việc đi lại và di chuyển do cơn đau hành hạ.

Theo cấu tạo của cơ thể người thì xương cụt là phần cuối cùng của xương sống hay còn gọi là xương cùng. Nó gồm 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Vì vậy người bệnh nếu bị mắc chứng đau xương cụt thì thường bị đau ở xương cụt hoặc ở vùng cơ bắp với xương cụt là vùng mông và hông.

Bệnh đau xương cụt thường gặp ở nữ giới do khả năng giãn nở của các cơ, gân và đốt sống ở lưng của phụ nữ thường mạnh hơn nam giới, khi làm các hoạt động mạnh thì dễ bị đau nhức vùng lưng và xương cụt do khó thích nghi với điều kiện hoạt động mạnh.

Triệu chứng

Người bệnh cảm thấy bị đau nhức vùng mông hoặc hông, đôi khi cơn đau là âm ỉ nhưng có lúc lại bị đau nhói, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

Đau nhức xương cụt ban đầu chỉ có đấu hiệu khu trú ở vùng xương cùng nhưng sau đó lại lan rộng ra các vùng khác, xuống hông, đùi và cả đầu gối, thậm chí có trường hợp bị đau cả vùng mắt cá chân.
Cơn đau tăng nặng khi người bệnh vận động, di chuyển đi lại, đứng lên ngồi xuống. Người bệnh khó khăn trong việc đi lại và cảm thấy mệt mỏi trong người.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau nhức xương cụt trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Tìm hiểu triệu chứng của đau xương cụt
Tìm hiểu triệu chứng của đau xương cụt 


Do chấn thương: do người bệnh bị va đập xương cụt xuống đất hoặc đập vào các vật cứng, vật có góc cạnh khiến cho xương cụt bị tổn thương và gây ra các cơn đau.

Người bệnh bị mắc bệnh xương khớp: các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau xương cụt.

Bệnh phụ khoa: các chị em phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa dễ dẫn đến việc viêm nhiễm vùng xương cụt nên gây ra các cơn đau. Các bệnh phổ biên dẫn đến tình trạng này như: viêm cơ quan sinh dục, vị trí tử cung bất thường, khối u ở khoang chậu…

Do mang thai: người mẹ khi mang thai do trọng lượng cơ thể bị thay đổi tăng dần, nên trọng tâm cơ thể dồn về phía sau và dồn lên vùng xương cụt khi ngồi xuống, khiến cho xương chậu bị ghánh trọng lực nhiều và dễ bị đau mỏi. Và sự thay đổi các nội tiết tố của các chị em mang bầu cũng dẫn đến sự thay đổi kết cấu các khớp ở đốt sống lưng.

Trong trường hợp đi xe và bị hẫng xe bất ngờ vào ổ gà khiến bạn bị đau xương cụt thì rất có thể đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn bị đau xương cụt. Để có thể giảm được tình trạng các cơn đau nhức làm cho bạn bớt khó chịu thì bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

Nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung canxi cho cơ thể. Bạn có thể thực hiện phương pháp xoa bóp, bấm huyệt tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tránh các hoạt động mạnh trong thời gian bạn đang bị đau, hạn chế đi lại và di chuyển các hoạt động tác động trực tiếp vào vùng xương cụt. Sử dụng thuốc giảm đau đặt vào hậu môn để giảm cơn đau nhanh chóng.